expr:class='"loading" + data:blog.mobileClass'>

Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

Blog này được nhóm 3 lớp 10c4 HHT làm cho những người thích chơi game rpg

Thứ Tư, 12 tháng 4, 2017

Amayado Bus Stop

Tên: Amayado Bus Stop (雨宿バス停留所)
Tác giả: Kaoru (Twitter) (Homepage)
Ngày phát hành: 4/11/2014

Cốt truyện:
Trò chơi xoay quanh Chitose, một cô bé dễ thương thường xuyên bị bắt nạt, [tình cờ] hay [hữu ý], đã gặp được Kobato, người đang đứng đợi chuyến xe buýt lẽ ra [không thể] đến.
Bị bọn bắt nạt ép buộc, Chitose đã đánh cắp một phần của ngôi mộ trên quả đồi phía sau trường. Vô tình, cô bé đã đánh thức và đem theo những hồn ma khát máu về nhà. Và bạn, người điều khiển Chitose, phải tìm mọi cách để giúp cô bé và Kobato chạy thoát khỏi nanh vuốt của những tên quái vật đó.

Undertale


Undertale là một tựa game nhập vai được phát triển và phát hành bởi Toby Fox. Game được biên soạn, thiết kế, và soạn nhạc bởi Toby Fox và một số bản thảo bởi Temmie Chang, và được phát hành cho hệ điều hành Microsoft Windows và OS X vào ngày 15 tháng 9 năm 2015.
1 Giới thiệu:
Trong Undertale, bạn sẽ điều khiển một cậu bé/ bé gái (!?) phiêu lưu qua Undergound: một nơi rộng lớn, khá hẻo lánh dưới lòng đất. Với những cư dân là những “monster”, trong một trận chiến với loài người, họ đã bị giam giữ dưới lòng đất. Người chơi sẽ gặp nhiều monster khác nhau trong hành trình tìm đường lên mặt đất, với lựa chọn tàn sát hoặc trở thành bạn với họ. Nó ảnh hưởng đến kết thúc của game ở nhiều góc độ, với những lời thoại và câu truyện thay đổi cũng phụ thuộc vào lựa chọn của người chơi.
2 Cốt truyện:
Xưa kia, có hai chủng tộc cùng sinh sống hòa bình trên mặt đất : con người và monsters. Một ngày nọ, một cuộc chiến đã diễn ra, và sau nhiều năm chiến đấu, con người đã chiến thắng. Bảy pháp sư vĩ đại nhất của họ, đã dùng phép thuật và giam giữ quái vật đến Underground với một hàng rào phép, trong khi loài người thống trị mặt đất. Tuy nhiên, hàng rào đó không hoàn hảo, vì vẫn có một nơi để xuống Underground đó là núi Ebott.

Và nhiều năm sau cuộc chiến, một cậu bé / cô bé đã rơi xuống The Ruins thông qua hang động của núi Ebott. Về sau của game, chúng ta sẽ biết được nhân vật có tên “Frisk”. “Họ” (do không rõ giới tính nhân vật) sẽ gặp Flowey, một bông hoa biết nói đang cố gắng giết Frisk để làm trò tiêu khiển của mình. Flowey bị ngăn cản bởi một monster hiền hậu có tên Toriel, đó là monster hướng dẫn nhân vật của chúng ta về cách giải câu đố và hướng dẫn cách sống sót trong Underground. Tuy nhiên, cô ấy có mong muốn được nhận người chơi làm con nuôi và buộc Frisk phải sống với cô ấy trong The Ruins. Sau khi chiến đấu, Toriel sẽ để người chơi đi.

Frisk phải tìm đường đi đến chỗ hàng rào phép trong lâu đài của Asgore Dreemurr, vua của quái vật. Và biết được rằng để phá hủy hàng rào phép nhà vua cần có bảy linh hồn của con người, mà ông ta đã có sáu. Trong số những quái vật mà người chơi gặp trên đường đi, trong đó có: Sans, một skeleton dí dỏm và lười biếng; Papyrus, em trai của Sans, năng động nhưng rất ngây thơ; Undyne, đội trưởng của đội cận vệ hoàng gia; Alphys, là một tiến sĩ hoàng gia, rất nhút nhát; Và Mettaton, một con robot với ước mơ trở thành một ngôi sao nổi tiếng.

Neutral Route:mNếu Frisk giết monster trong lúc chiến đấu, hoặc mối quan hệ giữa các nhân vật chính chưa hoàn thiện, cốt truyện sẽ bám sát theo Frisk cho đến lâu đài của Asgore. Trước khi đến đó, Alphys tiết lộ rằng cách duy nhất để người chơi thoát khỏi đây là phải có linh hồn của một monster, nghĩa là người chơi phải giết Asgore. Trước khi Frisk gặp Asgore, Sans chặn người chơi lại ở “Final Corridor” (Hành lang cuối cùng), và trò chơi sẽ cho người chơi rằng “LV” (hoặc “LOVE”) thật ra là nói tắt của “Level Of ViolencE” (nghĩa là mức độ bạo lực). “EXP” cũng là nói tắt của “Execution Points” (Điểm giết chóc). Sans sẽ phán quyết Frisk, dựa trên số LV mà họ nhận được, boss nào đã giết hoặc chưa giết. Dù thế nào đi chăng nữa, cậu ta sẽ để người chơi đi tiếp. Sau đó Frisk sẽ đối đầu với Asgore, mặc dù người chơi có thể lựa chọn để tha cho ông ta, hơn là ra đòn quyết định. Flowey sẽ xuất hiện và giết Asgore, đánh cắp những linh hồn mà ông ta đã thu được và biết thành một con quái vật kỳ dị mà người chơi phải đánh bại. Nếu người chơi, ở bất kì thời điểm nào, chết trong lúc chiến đấu, game sẽ đóng và Flowey cũng đánh cắp chức năng lưu và reset game của người chơi, điều này đã tiết lộ cơ chế của game hơn là công cụ để người chơi sử dụng. Sau khi người chơi đánh bại Flowey với sự giúp đỡ của những linh hồn khác, Frisk tỉnh dậy và nhận được cuộc gọi cuối cùng từ Sans, báo tin cho người chơi những thay đổi ở Underground sau khi họ ra đi.

True Pacifist Route:Tuy nhiên, nếu người chơi giải quyết thành công các đợt đối đầu trong hòa bình và làm bạn với những nhân vật chủ chốt, Frisk được biết rằng Flowey là đứa con đã mất của Asgore và Toriel có tên là Asriel, và tình cờ biết được kết quả thí nghiệm của Alphys về việc cho linh hồn quái vật có ý chí để sống. Mặc dù, Toriel đã can thiệp trước khi Frisk và Asgore đánh nhau, Flowey phục kích và hấp thụ tất cả linh hồn của monster ở dưới lòng đất. Trở lại hình dạng của Asriel một lần nữa, trước khi biến hình thành “The absolute god of hyperdeath” (vâng đó là cái tên :v). Thế nhưng, cậu ta cũng cảm nhận được tình cảm của mọi người dành cho Frisk và sớm mất đi lý trí để chiến đấu, thay vào đó là sử dụng sức mạnh của mình để phá hủy hàng rào và giải thoát cho monster trước khi trở lại dưới dạng của Flowey. Game kết thúc khi monster trở lại mặt đất. Nếu người chơi mở game sau khi đã đạt được Happy ending, Flowey sẽ van xin người chơi đừng sử dụng True Reset vì mọi thứ đã kết thúc tốt đẹp.

Genocide Route:Có nhiều thay đổi khi người chơi giết chết các monster trên đường đi trong một lần chơi; Frisk sẽ bị ảnh hưởng bởi một thực thể xấu xa được biết đến với cái tên người chơi đặt ở đầu game (theo cốt truyện có tên “Chara”, một human đã rơi xuống Underground và được nhận nuôi bởi nhà Dreemurrs). Chara đi lên núi Ebott bởi vì Chara rất ghét loài người (không rõ lý do tại sao); và Chara cũng mất sau đó, cùng với việc Asriel bị loài người giết trong cùng một đêm khi Asriel cố gắng đưa thân xác Chara trở lại thế giới của con người (mặt đất). Khi Frisk tới được lâu đài của Asgore, Sans ngăn chặn người chơi, và cuộc chiến đã diễn ra, nhưng Frisk đã giết được Sans, sau đó là Asgore và cuối cùng là Flowey. Thoát khỏi tầm kiểm soát của người chơi, Chara phá hủy thế giới trong game và nhạo báng người chơi rằng họ cần phải thay đổi lựa chọn của mình thông qua việc reset game. Nếu người chơi đồng ý trao đổi linh hồn của mình để đổi lấy việc khôi phục lại thế giới trong game, Chara sẽ thay đổi một số thứ ở gần cuối game, việc thay đổi này không thể bị đảo ngược (khôi phục lại ban đầu) nếu không xóa hoặc thay đổi file ẩn của game.
Ảnh trong game



Ib

Ib là một thể loại mini game offline được làm từ phần mềm RPG-Maker bởi cá nhân, một nhóm nhỏ mà không cần đến nhà phát hành, hay còn gọi chung thể loại này là Indie game. Riêng Ib thì nó là Indie horror game, có chứa yếu tố kinh dị. Ai cũng có thể trải nghiệm game này vì nó là freeware (miễn phí hoàn toàn), là một trò chơi kinh dị được làm bởi Kouri vào năm 2012.
Ib horror game huyền thoại.
*Cốt truyện: Một cô bé tên Ib đi tham quan một phòng triển lãm trưng bày nghệ thuật cùng với cha mẹ. Trong khi 
đang nhìn ngắm các vật triển lãm, cô chợt nhận ra rằng chỉ có mình cô ở trong phòng tranh. Và trong khi đi tìm những người khác, cô thấy được những thứ không mong đợi...
*Game được xây dựng với nhiều end khác nhau, mỗi end mang theo mỗi nỗi ám ảnh riêng biệt.Hãy tự mình trải nghiệm nhé!
Original Soundtrack

Paranoiac

CỐT TRUYỆN: Paranoiac là một horror adventure game miễn phí được làm bằng WOLF RPG Editor của Uri ( cũng là người làm The Crooked Man).

Câu chuyện Fallows Miki Takamura, một nhà văn cuốn sách, chuyển đến nhà người dì đã khuất của mình để chữa bệnh trầm cảm. Dì của cô đã chết trong căn nhà này ba năm trước đây và kể từ đó, ngôi nhà đã trống rỗng. Nhưng cô không ngờ mỗi khi màn đêm buông xuống trong ngôi nhà xuất hiện những điều kinh hoàng...

Trò chơi này có chứa những bất ngờ đột ngột và hình ảnh khắc nghiệt. Các yếu tim không nên chơi .
Ảnh trong game


Detention

                               
Detention
Cốt truyện:
Đài Loan những năm 1960, thời điểm đất nước đang chịu sự ảnh hưởng của Thiết Quân Luật. Lúc này ở trường cao trung Thanh Lâm, một clb sách được lập ra bởi cô Ân Thuý Hàm (Yin Tsui Han) cùng với sự giúp đỡ của thầy Trương Minh Huy (Chang Ming Hui) nhằm giấu ngầm những tài liệu chống cộng sản. Cũng trong lúc này, Phương Nhuế Hân (Fang Ray Shin), một học sinh giỏi của trường, sau khi gia đình tan vỡ, thành tích và tinh thần của Hân suy sụp và cô đươc chuyển đến phòng cố vấn nơi thầy Huy chủ nhiệm. Dần dà, cuộc sống của Hân trở nên tốt hơn và cô dần có chút tình cảm với thầy Huy. Tuy nhiên, cô Hàm đã phát hiện ra mối quan hệ của hai người nên đã tìm gặp thầy Huy để chất vấn. Thật không may, Hân đã nghe lén đc cuộc đối thoại và tiếp tục suy sụp khi thầy Huy không muốn gặp mình nữa. Quá tức giận trước cô Hàm, Hân gặp Nguỵ Trọng Đình (Wei Chung Ting), 1 học sinh ở trong clb sách và tìm đc quyển danh sách chống cộng sản. Hân dùng danh sách để tố cáo với thầy giám thị Bạch ( Instructor Bai), mà không hề hay biết rằng thầy Huy cũng có liên quan tới clb sách. Và mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn khi kết quả thầy Huy bị xử tử, cô Hàm thì trốn ra nước ngoài còn Đình thì lãnh án 15 năm tù. Mất hết mọi hy vọng, Hân tự sát. 15 năm sau, thiết quân luật bị gỡ bỏ, Đình quay trở lại ngôi trường cũ, tự hỏi 15 năm tuổi thanh xuân của mình đã đi đâu mất và gặp được linh hồn của Hân. Cả game là cuộc hành trình của linh hồn Hân trong việc lặp lại những hành động lúc còn sống, do không thể siêu thoát, nên mặc dù đã uống canh Mạnh Bà
Vì không siêu thoát được nên Ray sẽ bị kẹt trong vòng lặp của những tội lỗi mình gây ra, những sự kiện đó khi kết thúc sẽ xảy ra một lần nữa và cứ thế tiếp diễn. Cảnh hai người ngồi cùng nhau đoạn cuối tượng trưng cho việc họ đang cùng nhau nhớ lại và tưởng tượng ra những kỷ niệm thời học sinh, những kỷ niệm hồn nhiên, ngây thơ, vui tươi. Nhưng những gì còn sót lại chỉ là sự bi thảm và tội lỗi
Ảnh trong game

Corpse Party

Corpse Party lấy bối cảnh xung quanh trường tiểu học Heavenly Host (một từ khác chỉ "Thiên Thần"), nơi bị đánh sập sau khi chứng kiến vô số nhân viên, học sinh nơi đây bị mất tích và sát hại một cách bí ẩn. Trở về với thời hiện tại, một trường trung học mới được xây dựng trên nền móng của Heavenly Host mang tên "Học viện Kisaragi". Sau khi bế mạc sự kiện truyền thống của Học viện, một nhóm học sinh quyết định ngồi lại và kể cho nhau những câu chuyện ma.. cho tới khi họ quyết định thực hiện một nghi lễ xung quanh lá bùa mang tên "Sachiko Ever After" (Sachiko mãi mãi về sau) nhằm giúp họ trở thành những người bạn suốt cuộc đời..
Sachiko Ever After thực tế là một lễ cầu khấn linh hồn Sachiko - nữ sinh trường tiểu học Heavenly Host mất tích 30 năm trước, mang tâm ý mong muốn Sachiko ban phước lành.. Nhưng ngay khi buổi lễ tiến hành, một trận động đất khiến toàn bộ Học viện Kisaragi rung chuyển, giam giữ nhóm học sinh trong chiều không gian nơi Heavenly Host vẫn tồn tại và giải phóng thế lực ma quái tìm giết mọi sự sống.. Từ đây, bạn sẽ phải song hành cùng những học sinh học viện Kisaragi nhằm sống sót và trốn thoát khỏi cõi địa ngục này..
Lối chơi của Corpse Party phối hợp giữa ba yếu tố chính đó là kinh dị, phiêu lưu và nhập vai. Tại đây, game thủ sẽ đặt mình dưới góc nhìn thứ ba từ trên cao với nhiệm vụ duy nhất xuyên suốt chiều dài game là tìm đường trốn thoát khỏi Heavenly Host. Để thực hiện được điều đó, người chơi sẽ phải sử dụng, tương tác với nhiều vật dụng khác nhau, nghiên cứu tài liệu, trao đổi giữa các nhân vật nhằm tìm ra đầu mối.. trên hết là tháo thân khỏi thế lực ma quỷ truy lùng khắp nơi..
Một điểm đặc biệt khác mà Corpse Party sở hữu đó là cho phép game thủ có thể trải nhiệm nhiều cái kết khác nhau, tùy theo lối hành xử trong những tình huống cốt truyện, những trường đoạn cao trào mang tính nút thắt. Yếu tố này hứa hẹn sẽ giúp Corpse Party tăng cao giá trị chơi lại của mình, hỗ trợ tốt cho một tựa game vốn tập trung chuyển tải cốt truyện.
Đồ họa của Corpse Party sẽ đi theo truyền thống như đa phần các tựa game nhập vai Nhật Bản, nơi thiên về phong cách hơn là hiệu ứng tân thời. Ở đó, bạn sẽ có cơ hội cảm nhận cái hồn của mỗi nhân vật thể hiện qua nét vẽ 2D mang đậm chất Anime cá tính, phối hợp với những cảnh tượng kinh dị đã tạo điểm nhấn vô cùng độc đáo cho Corpse Party.

Blank Dream

[Tên game]: Blank Dream
[Tác giả]: Kanawo (of Teriyaki Tomato) 
[Translator]: vgperson
[Giới thiệu]: Cái chết chỉ là sự khởi đầu cho Mishiro 16 tuổi, một cô gái có ý định tự vẫn tại hồ nước - khởi nguồn của truyền thuyết địa phương ở gần đó. Nhưng lúc phát hiện mình đang bị mắc kẹt trong một thế giới tối tăm và nguy hiểm với ký ức trống rỗng, cô cần phải lấy lại tất cả, cùng với những người bị mắc kẹt khác, tìm ra hướng đi trên hành trình đáng sợ và bất ổn này trong trò chơi kinh dị miễn phí bởi Teriyaki Tomato.
Trong trò chơi kinh dị Blank Dream được làm miễn phí bởi Teriyaki Tomato, và dịch sang Tiếng Anh bởi vgperson, Mishiro Usui để lại thư tuyệt mệnh về sự chán ghét cuộc sống nhạt nhẽo trước khi quăng mình vào hồ nước…nhưng tất nhiên, đây không phải là kết thúc của câu chuyện. Mishiro tỉnh lại ở một nơi tối tăm và ẩm ướt, không thể nhớ được tên hay bất cứ điều gì về bản thân, nhưng cô bé sớm tìm thấy cách để lấy lại ký ức, và có thể có thêm một điều ước, đó là truy tìm tất cả tấm gương trong thế giới này và phá huỷ chúng bằng cách một lần nữa tự kết liễu sinh mạng trước mỗi tấm gương. Mishiro phải đối mặt với những mối nguy hiểm từ Thế giới Gương như những linh hồn thiếu sức sống khác, những người đang đấu tranh để giành lại ký ức và biến điều ước thành hiện thực, bất kể bóng tối đằng sau chúng. Sử dụng phím「Mũi tên」để di chuyển xung quanh, giữ trái「Shift」để chạy (buộc phải làm), và phím「Space] để tương tác, phím「ESC」để mở menu nhằm sử dụng các vật phẩm hoặc tải trò chơi. Thỉnh thoảng trò chơi sẽ nhắc bạn sử dụng các vật phẩm, nhưng sẽ có lúc bạn phải thao tác bằng tay. Bạn chỉ có thể lưu tại các điểm nhất định bằng cách sử dụng ngọn lửa màu xanh khi bạn nhìn thấy nó! Có rất nhiều bẫy và những hành động của khác nhau sẽ sẫn đến kết thúc khác nhàu, vì vậy hãy suy nghĩ, nhưng đừng suy nghĩ quá nhanh. Nếu bạn nhìn thấy một tấm gương không phản chiếu bóng Mishiro, tốt, liệu có con chuột nhắt nào bên trong không…? Blank Dream có lối chơi thiên về khám phá và giải đố, thường có ít hướng đi và hand-holding. Từ trung tâm của thế giới gương, Mishiro có thể lấy được chìa khoá dẫn đến những vương quốc khác nhau với những chủ đề khác nhau, như khu rừng hắc ám hay câu lạc bộ đêm kì lạ. Một số vương quốc có nhiều cạm bẫy hơn những vương quốc còn lại như bảy truyền thuyết đô thị tại trường học. Như đã nói, bạn hoàn toàn có thể thua bằng cách nhận được “dead end” nếu bị bất ngờ quá thường xuyên. Dù sao thì nếu bạn chú ý tới mọi vật xung quanh, bạn có thể thường xuyên tránh được những điểm nguy hiểm và hình dung được con đường xung quanh, thứ giúp bạn tránh xa “dead end” cũng như cảm giác bất công và bực bội. Trong phần này, các màn rượt bắt trở nên ít hấp dẫn hơn, trừ khi nếu bạn thích những cái chết đẫm máu như The Witch’s House, bị bạo sát bởi một quả bí ngô chạy loạn hay biến thành tro tàn không còn một mảnh. Tuy nhiên, những điểm lưu game cộng với những trướng ngại vật cản trở việc rượt đuổi có thể làm bạn mong chúng ít bớt đi. Và một lần nữa, Blank Dream đã hoàn toàn thành công trong việc tạo nên thứ mà một game kinh dị cần có nhưng hầu hết đều thất bại, đó là tạo được cảm giác không an toàn cho người chơi. Bạn không ngừng lo sợ, có thể không tốt cho dây thần kinh của bạn, nhưng đối với nhà làm game? Chắc chắn rồi. Hiện tại Blank Dream đang là một trò chơi rất đáng sợ và thực sự có rất nhiều màn jump-scare cùng những nỗi lo về bầu không khí đen tối và bất ổn. Bạn luôn có cảm giác không đúng trong mọi vương quốc mà bạn khám phá và dần nhặt được những mảnh ghép bí ẩn đằng sau thiết kế của chúng, đặc biệt trong việc lặp lại những hình ảnh tưởng như kì lạ khi ta mới tiếp xúc, biến chúng thành một món ăn tinh thần. Mishiro cùng những nhân vật còn lại được minh hoạ rất tốt với nhiều biểu cảm khác nhau, và tất cả các khu vực trong trò chơi như có sự sống với âm thanh tinh tế và đồ hoạ được chọn lựa kỹ lưỡng. Bạn sẽ muốn bỏ thời gian ra để khám phá mọi thứ, nhưng không nên bỏ ra quá nhiều bởi vì BẠN SẼ CHẾT NẾU KHÔNG ĐỂ MỌI THỨ VỀ VỊ TRÍ CŨ!... Đây chình là kiểu trò chơi như vậy, nên hãy chuẩn bị đội lên đầu chiếc mũ “logic của giấc mơ”. Nếu bạn không muốn chơi một trò chơi có tính năng tự tử với nhiều vật dụng khác nhau thì bạn hãy ý thức được rằng ít nhất thì Blank Dream không tôn vinh tự tử như một hành động hay khái niệm, cái chết của Mishiro được lặp đi lặp lại làm ý chí của cô bé hoàn toàn bị lung lay và cô bé cảm thấy hình như mình đã “làm mất thứ gì đó”. Có rất nhiều điều xảy ra trong cốt truyện của Blank Dream nhiều hơn cả những gì diễn ra trong lời nói của Mishiro, mặc dù có những điềm báo nổi bật qua một số điểm nhất định. Cốt truyện vô cùng bí ẩn khi bạn cố hình dung lí do Mishiro phải tự sát hay những linh hồn lạc lối đồng hành cùng cô bé, Yuzu và Ryotazu là ai và tại sao họ cũng bị lạc vào Thế giới Gương. Blank Dream tuy được thêu dệt nên bằng chất liệu đen tối nhưng cũng tập chung vào những chủ đề dễ hiểu hơn, như tìm ra ai là bạn, vật lộn với những cảm xúc, những mục tiêu không được xác đinh hay với sự trầm cảm. Vì vậy, Blank Dream tuy “tối” nhưng lại là một trò chơi hấp dẫn đầy những nỗi sợ cả lớn cả kỳ lạ, đầy tinh tế và rợn tóc gáy. Kết thúc trò chơi, bạn có thể cảm nhận những vấn đề nặng nề của nó, nhưng ẩn sâu trong tim đó là một câu chuyện buồn sâu sắc về những thất bại của con người ngay cả khi bạn có được 「Good End」với những buồn vui lẫn lộn, những thức bạn đạt được còn nhiều hơn cả cuộc hành trình…sau khi ánh đèn và âm thanh kết thúc.
Ảnh trong game


Pocket Mirror

Pocket Mirror
POCKET MIRROR là một tựa game giải đố mang yếu tố bí ẩn xen lẫn kinh dị, được phát hành vào năm 2016 bởi đội ngũ làm game mang tên Astral Shift. 
Pocket Mirror là dạng RPG thiên về giải đố, vâng, nên những gì có thể làm khó bạn trong game không phải là các pha hành động ngoạn mục hay chiến đấu hoành tráng mà là giải đố.
Bản thân các câu đố của Pocket Mirror được xếp theo mức độ tăng dần đều. Ban đầu rất dễ, ngay khi vừa nhận câu đố có thể biết ngay đáp án. Rồi độ khó tăng dần lên, bạn sẽ bắt đầu phải suy nghĩ thêm. Ban đầu chỉ cần là suy nghĩ rồi dần dần sẽ được nâng lên thành suy ngẫm, nghĩa là bạn phải thực sự nghiêm túc suy luận mới có thể trả lời chính xác được. 
 Giải đố trong RPG cũng có nhiều kiểu, Pocket Mirror thuộc dạng giải đố theo chùm. Nghĩa là game sẽ đưa cho bạn từng chùm câu đố, bạn giải xong cái chùm đó thì mới có thể tiến đến chùm tiếp theo. Nếu như RPG là một mê cung, thì mê cung của Pocket Mirror theo kiểu nhiều căn phòng đặt liên tiếp nhau: bạn giải mã được bí ẩn của căn phòng này thì mới có thể mở cửa và đi tiếp, rồi bạn sẽ lại tiến tới những căn phòng tiếp theo, cứ như vậy cho đến khi đến đích. 
Những game có kiểu giải đố theo chùm tương tự có thể nghĩ đến ngay là Ib, The Witch’s House.
Chính vì là kiểu giải đố theo chùm, nên gameplay của Pocket Mirror khá thuận tiện cho người chơi trong từng quá trình cũng như trong cả quá trình chơi. Như đã nói ở trên, giải đố theo chùm giống như là bị nhốt vào từng căn phòng liên tiếp vậy, không quay lại hay đi tiếp được trừ phi giải mã xong. Như vậy, phạm vi để bạn thu thập manh mối đã được thu hẹp lại, và ít nhất là bạn có thể biết ngay là mục đích bạn cần làm là thoát khỏi “căn phòng” đó.
Cũng như các RPG khác, Pocket Mirror có nhiều cái kết. Cách lấy Ending của game không phải dễ nhưng cũng không khó, đó là trả lời câu hỏi, trả lời đúng thì bạn sẽ đi đúng hướng. Lượng câu hỏi để bạn lựa chọn và trả lời cũng không phải quá nhiều, và không có cái gì trên đường có thể “vô tình” làm ảnh hướng đến Ending của bạn. Nói tóm lại, không cần phải quá lo lắng về những thứ trên đường, chỉ cần biết cách lựa chọn câu trả lời thích hợp nhất mà thôi.
Cốt Truyện
Nhân vật được đặt trong một bối cảnh “khó khăn”, không biết mình là ai, tên gì, xuất thân, đang ở đâu và định làm gì. Bởi bản thân nhân vật không biết, nên người chơi cũng không biết, và thực tế là ngoài việc “tìm ra bản thân là ai”, không ai rõ mục đích của nhân vật chính trong suốt cuộc hành trình là gì. Việc cô bé gặp gỡ các nhân vật khác cũng vậy, họ có ý nghĩa như thế nào đối với thân phận thực sự của cô bé nói riêng và cuộc hành trình của cô bé nói chung, không ai có thể biết được nếu chỉ chơi có một lần.
Thực tế lặn bên dưới cái bề nổi đầy khó hiểu, cảm giác như chẳng có một mục đích gì, cảm giác như chẳng có một ý nghĩa gì, cảm giác như chẳng có lấy một mối liên kết nào ấy, lại là cả một đại dương sâu thẳm. Pocket Mirror mang một cốt truyện đòi hỏi người chơi phải nghiên cứu và suy ngẫm mới có thể cảm thấy hay và thấm được. Và chắc chắn những ai ưa thích sự đơn giản, dễ hiểu, rạch ròi đến từng chi tiết sẽ cảm thấy game này “chán”, “chán” là gì chẳng hiểu gì, “chán” là vì không hiểu được cái hay thực sự ở mặt dưới của game. 
 Tuy nhiên nếu biết cách suy luận, ta sẽ thấy mỗi chi tiết xuất hiện trong Pocket Mirror đều chứa đựng ẩn ý dẫn tới sự thật đứng đằng sau game. Theo cốt truyện ở bề nổi, nhân vật chính đã đi qua rất nhiều thế giới, nhiều cung điện, dinh thự tráng lệ, rạp xiếc âm u tăm tối và cả thế giới bên trong những giấc mộng, mà ta có thể liên tưởng đến một “Wonderland” thứ hai vậy. Ở khá nhiều RPG khác, có một số tình tiết, câu truyện nhỏ bên lề mà ta có thể nhặt được trên đường đi chỉ mang tính thêm vào, phụ, phục vụ cho việc giải đố, cho yếu tố gameplay, chứ không bổ sung gì cho cốt truyện cả. Pocket Mirror thì khác, mọi tình tiết của nó, từ lớn tới nhỏ, mọi chi tiết của nó đều có ý nghĩa, không có bất cứ một chi tiết nào là thừa cả. 
Thực chất, cốt truyện của Pocket Mirror đã được rải rác ở khắp nơi suốt dọc đường, vấn đề là chúng ta có hiểu được thông điệp của chúng hay không thôi. Các hình ảnh ẩn dụ ở khắp nơi, bất cứ chi tiết nào cũng là một ẩn dụ cho một sự thật, thậm chí nói cả game là một sự ẩn dụ cũng chẳng sai. Mà thực chất là vậy, khi bạn đã hiểu ra cốt truyện thực sự của Pocket Mirror, bạn sẽ thấy tất cả những gì xảy ra trong game vừa có thể là sự thật, vừa có thể là hư ảo, thật mà ảo, ảo mà thật. 
 Và ẩn dưới tất cả sự đánh lừa tài hoa của đội ngũ tác giả, là một cốt truyện sâu thẳm và tăm tối. Và thực chất, đây thực sự là một câu truyện rất nặng nề, rất đau đớn, mà nếu bạn thực sự nhập tâm vào nhân vật, đặt mình vào tình huống xảy ra và mường tượng một cách nghiêm túc, thậm chí bạn có thể quặn đau. Hoặc giả như không đến mức đó, thì nó cũng đủ khiến để bạn lặng người đi mà suy ngẫm, nó không trôi tuột ra khỏi tâm trí bạn ngay tức khắc, mà sẽ ám ảnh bạn khôn nguôi. 
Cách kể truyện và xây dựng tình huống thực sự rất tuyệt vời, không thể đoán trước được bất kì điều gì, hướng suy luận luôn bị lung lay, thậm chí có khi còn chả có đường mà suy luận. Với những game có cốt truyện, có mục đích rõ ràng, ít ra ta có thể phần nào đoán ra được cái kết, nhưng với một game mà đến cái mục đích nó còn không rõ ràng thì việc đoán ra cái kết là hoàn toàn không thể. Và thực tế là như vậy, Pocket Mirror có 4 cái kết, mà ai đi đến cũng phải ngã ngửa, não ngừng hoạt động vài giây, tự hỏi chuyện gì vừa xảy ra trên thế giới, và chốt lại là rốt cuộc mình đã làm cái gì vậy. 
Cốt truyện của Pocket Mirror thực sự rất khó tiếp cận, có thể trong quá trình chơi, bạn sẽ lò mò đoán ra được một vài ngụ ý của tác giả, nhưng để hiểu được nó một cách thấu đáo thì lại là một vấn đề khác. Bạn hoàn toàn có thể đặt ra giả thiết, nhưng vấn đề là bạn giải thích thế nào cho giả thiết đó được logic, đáp ứng được hết những yêu cầu mà tác giả đưa ra. Việc đặt giả thiết cho Pocket Mirror cũng không phải đơn giản, bởi game được xây dựng cực kì chặt chẽ, như đã nói ở trên, bất kì chi tiết vụn vặt nào ở trên đường cũng có thể là ẩn ý thực sự cho bề chìm của cốt truyện. Nếu bạn thực sự muốn thách thức Pocket Mirror, đặt ra giả thiết và thử nhìn sâu vào nó, bạn phải nắm chắc đến 90% những chi tiết tưởng như không cần thiết rải rác trên đường, bởi nếu không thì không cần phải để người khác tranh luận, mà chính những chi tiết đó sẽ ngay lập tức phản bác lại giả thiết của bạn. 
Đi kèm theo đó, là việc xây dựng tuyến nhân vật cũng rất xuất sắc, với mỗi người một cá tính riêng, nổi bật và độc nhất. Bạn sẽ phải thừa nhận là, dù bạn có thích nhân vật này hay không, thì nhân vật đó vẫn rất có chiều sâu, mỗi người mang một quan niệm, một tư tưởng riêng biệt và xung đột lẫn nhau. Có thể đôi khi bạn sẽ thấy vô lí, thấy tính cách nhân vật như bị “làm quá lên”, nhưng nếu bạn hiểu được cội nguồn hình thành của mỗi nhân vật, bạn sẽ thấy rằng sự tồn tại của ai cũng là một ý nghĩa lớn lao, chân thật mà không hề gượng gạo. 
Mặc dù mỗi người có một cá tính nổi bật hẳn lên, nhưng tâm lí của từng nhân vật vẫn được xây dựng tương đổi phức tạp, thậm chí dường như bên trong mỗi con người cũng còn có rất nhiều con người, và trước khi từng nhân vật xung đột với nhau thì những con người ở bên trong đó vốn đã rất mâu thuẫn rồi. Bạn hoàn toàn có thể nắm được cơ bản tính cách của một nhân vật, nhưng bạn sẽ không thể đoán được chính xác trước rằng họ sẽ nghĩ gì, và bản thân thì phải ứng phó thế nào trước những tình huống đó.
Những ảnh trong game




Mad Father

                             Mad Father
Ngày phát hành ban đầu10 tháng 12, 2012
Các nền tảngMicrosoft Windows, Mac OS

Với thời lượng chơi khá ngắn, ~3h để hoàn thành game 100%, nhưng bạn sẽ phải sững sờ với cốt truyện của game. Nếu bạn không phải là mẫu gamer kiên nhẫn ngồi đọc các câu đối thoại của nhân vật thì thực sự bạn nên đóng bài review này lại vì đây không phải game cho bạn. Bạn sẽ đóng vai Aya Drevis, 11 tuổi, con của cặp vợ chồng Monica Drevis và Alfred Drevis. Gia đình của cô bé sinh sống trong một căn biệt thự tại Đức, đã từng rất hạnh phúc, cho đến một ngày, mẹ cô bé qua đời do bệnh tật, Aya ở lại căn biệt thự với bố Alfred, một tiến sĩ, người luôn bận bịu với những thí nghiệm của mình với người trợ lý xinh đẹp Maria.
Thảm họa tới khi một đêm, khi Aya ở trong phòng ngủ, bỗng nghe thấy tiếng ông bố thét lên kinh hoàng, cô bé chạy ra khỏi phòng. Cả lâu đài bây giờ đầy zombie, quái vật, những con búp bê sát nhân, ... Hóa ra, thí nghiệm của ông bố đã khiến ông trở thành một tên giết người máu lạnh, đến mức tất cả xác chết ông giữ làm thí nghiệm bây giờ bị một lời nguyền ám lên trở nên đáng sợ, sẵn sàng giết chết bất cứ ai. Aya vẫn chưa biết điều đó, cô bé quyết tâm cứu bố, từ đó, trên chuyến hành trình, Aya phát hiện ra sự thật khủng khiếp, quá khứ của từng nhân vật cũng được dần dần hé lộ. Game có nhiều kết cục, mỗi sự lựa chọn của bạn sẽ cho ra một kết cục khác nhau, và sẽ bất ngờ, lôi cuốn cho đến phút cuối cùng của câu chuyện.

Vì đây là một game Horror - Puzzle nên game sẽ có những câu giải đố cho bạn, đây là điểm cộng cho đội ngũ phát triển game. Các câu đố được sắp đặt rất thông minh, đòi hỏi bạn cần phải vận dụng đầu óc vào game khá nhiều, phải tìm tòi mọi nơi để có những đồ vật mấu chốt để giải đố và có thể đi tiếp. Vậy nên kinh nghiệm là nên save tại nhiều slot để tiết kiệm thời gian. Khắp căn biệt thự sẽ có những viên ngọc cho bạn thu thập, và khi có đủ sẽ có những phần thưởng đặc biệt cho bạn. Giao diện của game đơn giản, không thực sự đặc sắc. Tuy nhiên nó cũng tạo ra sự thuận tiện cho người chơi. Đây là một game được lập trình đơn giản, nhưng số lỗi trong game không thực sự nhiều, nhưng có một khuyết điểm tai hại. Khi mà bạn bị một con quái vật nào đó tóm lại, hệ thống sẽ yêu cầu bạn nháy nút "Z" để thoát ra, nhưng nói thật thì vài lần là nút này của bạn liệt luôn, vì nháy rất nhiều lần mà vẫn chưa thoát.
Yếu tố kinh dị trong game khá nặng đô, và có thể gây ám ảnh cho những người yếu vía. Những tình tiết hù dọa của game không bị trùng lặp nhiều, gây cho người chơi cảm giác luôn phải đề phòng. Nhưng đó chưa phải là tất cả, không khí u ám trong cả căn biệt thự cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự kinh dị trong game. Vì vậy mà một game 2D thôi mà sự rùng rợn không thua gì một game 3D bom tấn.
Game có đồ họa 2D phong cách 16-bit , góc nhìn thứ 3 từ trên xuống. Phong cách này có vẻ khá lỗi thời, nhưng nó lại là điều thú vị của game. Từng nơi trong biệt thự được thiết kế tỉ mỉ, chi tiết. Hình ảnh đối thoại của các nhân vật vẽ theo phong cách anime - manga, hiệu ứng cảm xúc cũng khá dễ thương. Đây là thứ khắc phục cho điểm yếu đồ họa của game. Và cũng nhờ phong cách Anime này, những thứ kinh dị càng trở nên kinh dị hơn, yếu tố rùng rợn lại được tăng lên thêm một mức độ nữa.
Chưa hết, âm thanh đóng vai trò rất quan trọng, gần như quyết định thành công của game. Tất cả đều rất rất hoàn hảo. Từ nhạc nền cho đến âm thanh hiệu ứng. Nhạc nền nhẹ nhàng, dễ đi vào lòng người, nhưng có lúc khá rùng rợn, nhưng vẫn không để mất cái hay của nó. Âm thanh hiệu ứng còn tốt hơn, rất chân thực và biết hòa hợp với bối cảnh game. Như tiếng đồng hồ trong đêm, tiếng gió rít qua cửa sổ, tiếng sột soạt không rõ nơi phát ra, ... Âm thanh của nhân vật được lồng tiếng hoàn toàn như tiếng thở dài, tiếng kêu la, ...

The Crooked Man

The Crooked Man
The Crooked Man là một game phiêu lưu kinh dị miễn phí của tác giả Uri được làm bằng phần mềm WOLF RPG Editor.
David Hoover quyết định chuyển đến một căn hộ mới trong khoảng thời gian khó khăn của đời anh.
Sau khi gặp một vài biến cố kì lạ, anh quyết định hỏi về chủ nhân cũ của nơi này, nhưng chỉ biết được một vài điều.
Bị thôi thúc một cách lạ kì để tìm hiểu thêm về người đàn ông này, anh bắt đầu hành trình tìm ông ta...